Bắt đầu từ con số 0
- Thứ bảy - 17/06/2017 18:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lập lò võ từ khi mới học lớp 11
Sinh ra và lớn lên trên miền quê nghèo Tân Kỳ, Nghệ An. Là con trai cả trong gia đình có 4 anh chị em, bố mẹ Hòa chia tay nhau khi cậu còn nhỏ. Cậu bé Nguyễn Viết Hòa mê phim chưởng và tất cả những gì liên quan đến võ thuật. Cậu học võ từ phim, từ các cuốn sách dạy võ mà mình đọc được.
Buổi chiều, Hòa thường trốn mẹ ra khu đất trống sau nhà tập võ cùng các bạn. Những lo toan về cuộc sống đè nặng lên đôi vai của cậu học sinh lớp 10 khi người mẹ đột ngột qua đời. Hòa quyết định bỏ học ra Hà Nội kiếm sống, lấy tiền nuôi các em.
Hòa đã làm đủ nghề từ phụ hồ, bơm vá xe đến giao nước mắm thuê... ngày này qua ngày khác, bốn anh em rau cháo nuôi nhau. Ngày đi làm, tối Hòa lại khoác bộ võ phục tự luyện tập. Dù gầy như một con mắm khô nhưng niềm đam mê võ thuật đã tiếp thêm sự dẻo dai, kiên định cho cậu đi qua những thăng trầm cuộc sống.
Một năm sau, Hòa về quê và rủ một nhóm bạn mở lớp dạy võ trên quê hương mình.Võ Đường Ngọc Hòa ra đời từ đó. Thời điểm ấy là năm 1994.
Võ đường Ngọc Hòa ngày đầut thành lập
Vừa đi làm thêm, vừa dạy võ, Hòa vừa ôn và học tiếp. Hòa đỗ khoa Luật, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. TừVõ Đường Ngọc Hòa ở Tân Kỳ, Nghệ An, sau này Nguyễn Viết Hòa lập thêm các CLB tại Hà Nội và phát triển nó, không chỉ dạy võ như các võ đường khác mà còn đào tạo bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp.
Võ sư Nguyễn Viết Hòa vẫn luôn bảo "mọi con đường đều dẫn đến thành Rome" nhưng để trở thành võ sư karatedo ngũ đẳng huyền đai kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Võ đường Ngọc Hòa, người đàn ông này đã đốt cháy niềm đam mê bằng một bản lĩnh hơn hẳn những người bình thường.
"Vạch xuất phát của tôi bắt đầu từ con số 0. Không nhà, không cửa, không tiền, không mối quan hệ... chỉ có duy nhất niềm khát khao đam mê, một bản lĩnh và sợ nghèo, sợ hèn" - võ sư Nguyễn Viết Hòa kể.
Được người trẻ hâm mộ
Những năm tháng đầu mở Võ đường Ngọc Hòa không ít đối thủ tìm cách phá. Họ tìm cách ngáng chân anh, không cho anh mở rộng, phát triển các CLB võ thuật... "Đó là một trong những lý do khiến tôi quyết định lựa chọn cái nghề bị nói là lạ ở Việt Nam trong thời điểm ấy: nghề đào tạo và cung cấp bảo vệ, vệ sĩ chuyên nghiệp. Võ sư Nguyễn Viết Hòa tâm sự.
Trải qua 15 năm, Võ đường Ngọc Hòa đã là một Tập đoàn có 29.000 môn sinh ở 62 CLB trên 6 tỉnh thành Hà Nội, Nghệ An, Lào Cai, Phú Thọ, Hoà Bình và Đồng Nai.
Võ sư Nguyễn Viết Hòa cho rằng: nghề nào cũng phải có đạo đức. Thế nên, dù tiêu chí hàng đầu của một doanh nghiệp là có lãi thì anh vẫn luôn nhắc mình chữ "nhân". Anh còn là một người thầy, hướng đạo cho các thế hệ học trò của mình thì phải luôn làm gương cho trò.
Dù "2 trong 1" nhưng Nguyễn Viết Hòa vẫn luôn nêu cao tinh thần "nhân- trí - dũng" trong nội quy võ đường và mong muốn truyền tinh thần ấy cho người trẻ.
Có một phép tính được đặt ra, cứ một tuổi đời của võ sư Nguyễn Viết Hòa lại tương ứng với 60 người trẻ được tạo công ăn việc làm. Và con số những người được anh đào tạo và chịu trách nhiệm về công việc của họ tại các ngân hàng, công ty, siêu thị... vẫn đang lớn lên, tới nay đã được 2000 người.
Không đơn giản chỉ học võ, tại đây, các học trò của anh còn được học phòng cháy chữa cháy, sơ cấp cứu, luật, tập thể lực, các điều lệnh, nghiệp vụ bảo vệ, bằng lái xe, thậm chí cả ngoại ngữ và cách giao tiếp ứng xử.