Tập Đoàn Võ Đường Ngọc Hòa

https://voduongngochoa.vn


Giới thiệu về Tập đoàn Võ đường Ngọc Hòa

Thành lập ngày 21/4/1994, đến nay Võ Đường Ngọc Hòa đã được xác lập kỷ lục võ đường có số môn sinh đông nhất Việt Nam; Đã lập thành 2 công ty: Công ty cp dịch vụ bảo vệ Võ Đường Ngọc Hòa, và công ty cp Võ Đường Ngọc Hòa Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển
Giới thiệu về Tập đoàn Võ đường Ngọc Hòa

Ngày 21/4/1994 vượt qua tuổi thơ đói nghèo và bất hạnh, cậu bé Nguyễn Viết Hoà đã thành lập Võ Đường Ngọc Hòa tại trường cấp III Lê Lợi, Tân kỳ, Nghệ An (năm anh học lớp 11) 
- Năm 1996: Tiếp tục thành lập thêm CLB Võ thuật tại KTX Mễ Trì - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm 1997: Thành lập CLB Võ thuật tại Trung tâm Văn hoá Thể thao Diễn Châu.
- Năm 1998: Ngày 08/12/1998, thành lập CLB Võ thuật tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Năm 2003: Thành lập Công ty TNHH Võ Đường Ngọc Hoà, đặt trụ sở tại Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội, đồng thời triển khai kinh doanh dịch vụ bảo vệ , vệ sỹ. 
Từ năm 1999 đến năm 2007, thành lập thêm hàng chục CLB Võ thuật khác tại khắp các huyện Yên Thành, Đô lương, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, trong tỉnh Nghệ An và tại các tỉnh Hoà Bình, Lào Cai, Phú Thọ…
- Năm 2007: Chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Võ Đường Ngọc Hoà.

- Khoảng năm 2007 chuyển đổi thành công ty cp dịch vụ bảo vệ Ngọc Hòa VĐNH, (theo nghị định 52 của chính phủ), Năm 2020 đổi tên thành công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Võ Đường Ngọc Hòa, Được Cục QLHC về TTXH C06 - BCA cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT và đào tạo nhân viên bảo vệ. Dịch vụ bảo vệ, vệ sĩ của Võ Đường Ngọc Hòa đã mở rộng chi nhánh ra các tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Lào Cai, Hải Dương, Hạ Long, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nha Trang, Bình Dương, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh...
ANTT

- Năm 2012 thành lập thêm công ty cp Võ Đường Ngọc Hòa Việt Nam

Logo được xem là “đại sứ” của doanh nghiệp và thương hiệu. Logo của VĐNH hội tụ đủ 3 tiêu chí: sáng tạo, mĩ thuật và thể hiện được đặc trưng của thương hiệu.
Mô tả: Logo là một khối hình tròn. Chính giữa là một cái đầu Hổ nằm bên trong một hình tròn màu đỏ. Hai bên là hai hình cách điệu giống như hai thanh đao. Phía dưới nằm giữa hai thanh kiếm là bốn chữ VĐNH.
Ý nghĩa: Logo của VĐNH nổi bật với 2 màu sắc chủ đạo Đỏ và Đen. Đây chính là 2 trong 5 màu tượng trưng cho Ngũ hành, mà Ngũ hành là khởi nguồn của vạn vật, trong mỗi con người đều có Ngũ hành. Màu Đỏ là màu của quyền lực, cũng là màu thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất, thể hiện sự năng động, tràn đầy năng lượng, và tạo cảm giác mạnh mẽ, hứng khởi, say mê. Người châu Á coi màu đỏ là may mắn, thể hiện tinh thần quyết thắng. Màu đỏ còn là màu của sự sống, nó thể hiện được mong muốn Võ Đường Ngọc Hòa sẽ tồn tại mãi mãi. Màu Đen - gam màu sắc cổ điển, vừa thể hiện sự trang trọng, vừa thể hiện tính nghiêm túc, táo bạo, quyền lực. Ngoài ra nó còn là màu của sự tinh tế và huyền bí. Trong Ngũ hành, màu đỏ là yếu tố dương (hỏa), còn màu đen là yếu tố âm (thủy), hai yếu tố tạo nên sự cân bằng âm dương, mang tính chất “thiên-mệnh” nối giữa trời và đất, thu hút sinh khí, hội tụ và lan truyền, có ý nghĩa phát triển nhanh chóng và bền vững.
Hai lưỡi đao màu đen trên biểu tượng VĐNH là 1 trong 8 thứ binh khí hay còn gọi là “bát bửu” biểu trưng cho sức mạnh, nghiệp võ và tinh thần võ sĩ đạo. Đây cũng là hình ảnh tượng trưng 2 con rồng, thể hiện ý nghĩa Karate-do của VĐNH vừa mạnh mẽ, dứt khoát, rắn chắc vừa mềm mại, dẻo dai, linh hoạt; vừa là hình ảnh ẩn dụ của 2 bàn tay nâng đỡ. Toàn khối hình tròn màu đỏ ở giữa tạo điểm nhấn thị giác, tạo sự nổi bật cho logo của VĐNH dù xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu. Lấy biểu tượng mặt trời làm trung tâm, thể hiện sức mạnh, sự tôn vinh nguồn sáng, cũng mang ý nghĩa là sự vươn lên, phát triển không ngừng và là vật thể hướng tới của các khách thể trung thành. Hình đầu vật ở giữa vòng tròn là sự tổng hợp sáng tạo giữa sức mạnh vô địch của loài hổ - chúa tể rừng xanh – nơi xuất thân của võ đường, và sự nhanh nhẹn thông minh,kha năng leo trèo của loài mèo.
Nhìn tổng thể, logo của VĐNH đem đến cho khách hàng cảm nhận về sự mạnh mẽ, quyết tâm, bền vững và niềm tin tưởng chắc chắn.
Ý nghĩa Slogan
Võ Đường Ngọc Hoà quyết tâm xây dựng một thương hiệu võ thuật mang đậm văn hoá phương Đông, lấy “Nhân – Trí - Dũng” làm kim chỉ nam cho mọi hành động và tiêu chí đó cũng được vận dụng triệt để cho dịch vụ bảo vệ, vệ sỹ. Cũng chính vì lẽ đó mà slogan của Võ Đường Ngọc Hoà là “Sáng ngời Nhân-Trí-Dũng”. Slogan được VĐNH chính thức sử dụng trên toàn hệ thống kể từ ngày thành lập. Đây là sự khẳng định mục tiêu và phương châm hoạt động của VĐNH. VĐNH mong muốn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ mang đến cho khách hàng một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn.
- “Nhân” ở đây là lòng yêu thương con người, là cách học làm người. Đối với Võ Đường Ngọc Hoà, đạo đức, nhân cách luôn được đặt lên hàng đầu.
- “Trí” là trí tuệ, sử dụng năng lực, hiểu biết của mình để quan sát, phán đoán, xem xét và xử lý các tình huống xảy ra trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.
- “Dũng” là yếu tố không thể thiếu được đối với người học võ và người vệ sỹ. “Dũng” thể hiện ở sự tự tin, bình tĩnh, không nao núng trước mọi khó khăn thử thách, là sự gan dạ, kiên cường trước mọi gian nan, là sự dũng cảm đương đầu với những cám dỗ của cuộc sống.
 
BÀI THƠ TRUYỀN THỐNG VÕ ĐƯỜNG NGỌC HÒA 
Võ tinh văn thạo tất nên danh
Đường có gian nan nghiệp mới thành
Ngọc mài lửa huyết nên ngọc quý
Hòa Nhân – Trí – Dũng rạng sử xanh
Cổ nhân xưa có câu:
" Văn không sông núi không cao diệu
Người chẳng phong sương khó rạng tài"
  Đó là tiền đề, xuất phát điểm của hai câu phá đề và thừa đề trong bài thơ.
Thể thơ tứ tuyệt gồm 4 câu: phá đề, thừa đề, luận đề và câu kết. Nói đến tứ tuyệt phải nói đến Đường luật bởi luật ngâm, âm vần của thể thơ Đường cổ xưa. Luật ở đây là luật bằng trắc, có nghĩa là thanh âm ở các vần 2, 4, 6 trong một câu phải đối nhau, và mỗi câu lại đối nhau trong các vần ấy. Mặt khác, âm cuối của câu thừa đề và câu kết phải dùng vần và nghĩa tương đương.
 Bài thơ đề cao 4 chữ: VÕ ĐƯỜNG NGỌC HÒA
Hai câu thơ:
" Võ tinh văn thạo tất nên danh
Đường có gian nan nghiệp mới thành"
 Ý muốn nói cái mà đương nhiên ai ai cũng thấu: "Mài kim từ sắt, dũa ngọc từ đá". Chẳng mấy ai sinh ra đã có thể tự dựng nghiệp lớn. Đời xưa các bậc vua chúa, anh hùng tuấn kiệt có mấy ai không mài dùi kinh sử, không tinh thông văn võ mà lập được nghiệp lớn đâu. Đời nay trong mọi mặt đời thường lại càng không có kẻ bất tài vô dụng mà lập được nghiệp lớn.
 Cứ cho rằng võ thời nay đã khác xa võ thời xưa nhưng cái cốt tinh, cái ý chí quyết tâm, cái đạo đức, tâm huyết của mỗi võ nhân thì thời nào cũng thế. Để cho tinh thông đạt đạo, mỗi võ sỹ phải vượt qua xiết bao gian khổ; là mồ hôi, công sức, thời gian; có khi là cả máu và nước mắt, cũng có khi là sự đánh đổi bằng chính cuộc đời mình.
 Võ còn có nghĩa là đạo, võ đạo dạy người quân tử biết đối nhân xử thế, biết cương nhu; đó chính là sự kết hợp cốt cách của một văn nhân. Xưa nay không thể nói cương với nhu cái nào là nhất, càng không thể bóc tách chúng ra khỏi nhau, biết kết hợp cả cương lẫn nhu. Võ tinh văn thạo cũng chính là cái cốt cách của bậc tuấn kiệt hào hoa, phong nhã; có tài, có đức mọi thời.
 Ba tấc lưỡi một văn nhân đôi khi làm chuyển suy một thế cục nan nguy, một thế thua trông thấy; ấy là cái tài tinh thông kinh sử, văn pháp của một văn nhân. Cho nên kẻ Võ tinh văn thạo tất khắc biết lập cho mình một sự nghiệp sáng lạng. Hai câu phá đề và thừa đề ý là vậy.
 Xưa nay, dẫu làm cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất có mấy ai tự dưng sinh ra đã thành thần đồng, thiên tài đâu; dẫu là văn hay võ, con người ta đều phải học tập rèn dũa. "Học là sự nghiệp suốt đời", điều này Khổng Tử đã từng nói, Lê Nin đã từng nói, Bác Hồ đã từng nói. Sự học gian nan lắm, không phải ai học cũng thành tài, không phải ai học cũng được bởi có gian nan, có đắng cay và cả thất bại thì mới nên sự nghiệp.
 Câu luận: "Ngọc mài lửa huyết nên ngọc quý" xuất phát từ kinh điển "Vàng thử lửa, ngọc thử huyết" và điển tích dâng ngọc xưa.
 Viên ngọc ban đầu giống như hòn đá cuội xám phủ đầy rêu mà một người nông dân trong lúc làm ruộng đào được. Anh ta đem dâng vua để bày tỏ sự tôn kính, ai ngờ vua cho rằng anh đã phạm tội khi quân khi dâng vua hòn đá cuội và ra lệnh chặt chân anh ta. Người nông dân tìm đến một vị đại thần có uy tín trong triều làm chức giám quan để kêu oan. Sau khi xem xét thấy đúng là ngọc quý, người giám quan đã trình tấu lên vua..Vua triệu người nông dân mang ngọc vào triều. Những thợ kim hoàn giỏi nhất cũng được triệu đến. Họ đã mài dũa bóc tách lớp vỏ rêu đầy bụi để lộ ra một viên ngọc sáng rực rỡ cực quý hiếm. Cuối cùng vua ban tặng cho người nông dân một ngàn lượng vàng và giữ lại trong triều.
 Câu chuyện chỉ có vậy nhưng cái rút ra thật lớn. Người nông dân vì yêu kính vua mà dâng ngọc; nhưng ngọc quý khó nhìn, ngọc phải được mài dùi mới ra ngọc quý. May thay triều thần là những người tài, biết phân biệt rõ trắng đen mà cuối cùng anh nông dân đã được minh oan, vua cũng nhận ra tấm lòng chân thành của người nông dân. Ấy thế cho nên có ngọc mà biết chứng tỏ, biết mài dũa cho viên ngọc ấy trở lên sáng rạng để mọi người đều thấy có phải giá trị của nó đã tăng gấp bội hay sao?
 Ở đời cũng vậy, ta có chí lớn, có tài cao mà không chứng tỏ mình thì chẳng ai biết. Chỉ giỏi nói thôi mà không làm thì chẳng được tích sự gì; có khi còn mang họa vào thân. Để thành ngọc quý, ta đã có đủ một quãng đường gian nan rèn luyện ý chí quyết tâm. Đem hết tâm tư, dốc sức vì nghiệp lớn, làm cho mọi người hiểu và theo ta, đó không phải là mài ngọc từ đá hay sao? Cho nên mượn điển tích mà nói người, nói đời phải hiểu sâu xa mới thấy cái thâm ý của nó.
Câu kết "Hoà Nhân - Trí - Dũng rạng sử xanh" bắt nguồn từ luận "Tam cương ngũ thường" của Khổng Tử. Khổng Tử đặt Trung dung (tức Hoà) nên làm trọng. Mọi việc trước là "Hoà" rồi mới lo kế khác.
Hoà để ổn định, hoà để quốc thái dân an. Trong chiến trận, hoà làm cho hai bên không bị tổn thất người và của. Hoà có thể làm cho yếu thành mạnh; để tìm ra kẽ hở của địch, để củng cố chiến luỹ của ta. Hoà để đợi thời cơ giành lấy chiến thắng toàn cục, chấm dứt chiến tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã dùng Hoà để lần lượt đánh tan bè lũ ngoại xâm Anh, Tưởng, Pháp, Mỹ trong suốt hơn một thế kỷ qua. Cho nên "Hoà" làm trọng.
Hoà cũng có nghĩa là tên Thầy. Trong Karate-do, Hoà có điểm giống trạng thái Kara, có điểm giống "Do" nên ý nghĩa rất lớn.
Nhân - Trí - Dũng là tiên chỉ của Võ Đường Ngọc Hoà mà bất kỳ võ sinh Karate-do nào cũng cần có; nó cũng là các đức tính thiết yếu của mỗi một con người.
Ba âm cuối "rạng sử xanh", ở đây ý muốn nói sự mong muốn Võ Đường Ngọc Hoà sẽ tồn tại mãi và sẽ là gương sáng cho các thế hệ sau noi theo. Đây là mong muốn của Thầy, ban huấn luyện CBNV và tất cả các võ sinh tâm huyết của Võ Đường. Hy vọng Võ Đường Ngọc Hoà sẽ mãi mãi là một võ đường có tiếng và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; đúng nghĩa Võ Đường Nhân - Trí - Dũng.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây